Nâng mũi bọc sụn nhân tạo tìm ẩn nhiều nguy cơ gây dị ứng chất liệu, làm xuất hiện các hiện tượng như căng cứng, bóng đỏ đầu mũi, sống mũi bị lệch vẹo… Nâng mũi bọc sụn tự thân ra đời được xem là một liệu pháp có thể khắc phục được những nhược điểm của nâng mũi bọc sụn nhân tạo.

Nâng mũi bọc sụn tự thân là lấy chính sụn trên cơ thể mình như sụn vách ngăn, sụn sườn, sụn tai để tạo dáng mũi, giúp bảo vệ da đầu mũi, khắc phục các biến chứng thường gặp của phẫu thuật nâng mũi, đem lại cho bạn chiếc mũi đẹp vĩnh viễn.

Sụn sườn: Thường lấy sụn sườn số 6 hoặc 7 hoặc cả hai. Sụn sườn được dùng trong những trường hợp nâng mũi rất hiệu quả như cần sụn để dựng trụ mũi hay kéo dài đầu mũi mà sụn tự thân khác không đủ, hoặc mũi đã nâng nhưng lộ sóng cần dùng sụn tự thân hoàn toàn. Đôi khi sụn sườn được xay mịn để bơm vào mũi tạo hình mũi

Sụn vách ngăn: Để tạo sóng được một sóng mũi hoàn hảo sụn tự thân phải có độ thẳng nhất định, sụn mềm và có độ tròn cần thiết để tạo nên đầu mũi đẹp. Từ các tiêu chí này, bác sĩ thẩm mỹ có thể nâng mũi và dựng chân mũi với sụn vách ngăn.

Sụn vành tai: Là loại sụn được sử dụng nhiều nhất và cho kết quả tốt. Qua đường mổ nhỏ nằm sau tai, bác sĩ sẽ lấy sụn vùng hốc tai. Đặc biệt, sau khi lấy sụn bạn sẽ không đau, vết mổ không mất thẩm mỹ, không làm biến dạng tai. Sẹo mổ nằm sau tai khó nhìn ra và dễ dàng được che giấu bởi tóc.

Sử dụng loại sụn nào thì còn phải phụ thuộc vào tình trạng mũi của bạn và chỉ định của bác sĩ. Nếu sụn không đủ để sử dụng, bác sĩ phẫu thuật có thể linh hoạt biến tấu với một vài chất liệu thay thế như Megaderm, Alloderm hay cao cấp hơn là Tutoplast.